Tác động của muối lên huyết áp Muối và bệnh tim mạch

Thiết bị điện tử đo huyết áp tự động

Cơ thể con người đã tiến hóa để cân bằng lượng muối đưa vào cơ thể với nhu cầu cần thiết thông qua hệ renin-angiotensin. Ở người, muối có chức năng sinh học quan trọng. Liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch, lượng muối cao có mối liên kết chặt chẽ với việc duy trì thể tích thể dịch trong cơ thể, bao gồm sự cân bằng thẩm thấu trong máu, dịch ngoại bào và dịch nội bào, và điện thế nghỉ màng tế bào.[5]

Hiệu ứng được biết đến nhiều của natri đối với huyết áp có thể được giải thích bằng cách so sánh máu với dung dịchđộ mặn thay đổi bởi lượng muối ăn vào. Thành động mạch như những màng thấm có chọn lọc, cho phép các chất tan, bao gồm natri và clorua, đi xuyên qua (hoặc không), tùy thuộc vào mức độ thẩm thấu.

Thế nước (đặc trưng trạng thái nhiệt động của nước trong mô) và chất tan trong cơ thể duy trì huyết áp trong máu, cũng như các chức năng khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi muối được hấp thụ, nó được hòa tan trong máu dưới dạng hai ion riêng biệt – Na+ and Cl−. Thế nước trong máu sẽ giảm do tăng chất tan, và huyết áp thẩm thấu sẽ tăng lên. Trong khi thận phản ứng lại bằng cách bài tiết natri dư thừa và clorua trong cơ thể, giữ nước làm cho huyết áp tăng lên.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Muối và bệnh tim mạch http://www.foodtechcanada.ca/siteimages/Salt%20red... http://www.bmj.com/content/346/bmj.f1325 //edwardbetts.com/find_link?q=Mu%E1%BB%91i_v%C3%A0... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1857760 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1857801 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4450095 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16434724 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17449506 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17463420 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23558162